Hơn 60.000 viên thuốc được dùng trong điều trị Covid-19 ngụy trang dưới “vỏ bọc” thực phẩm bị lực lượng Hải quan phát hiện, bắt giữ. Nguồn: TCHQ
Cụ thể, tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình, tuần tra, kiểm soát, xác định địa bàn, tuyến trọng điểm tại địa bàn khu vực cửa khẩu đường bộ, khu kinh tế cửa khẩu, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, khu vực cảng biển, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, bưu điện, chuyển phát nhanh quốc tế, đường sắt liên vận quốc tế và các địa điểm khác thuộc địa bàn hoạt động hải quan; kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa quá cảnh, hành lý của hành khách xuất nhập. Chủ động phát hiện, bắt giữ và xử lý kịp thời những vụ việc lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để buôn lậu các mặt hàng thuốc tân dược, thiết bị y tế, sinh phẩm y tế và các loại test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.
Tổ chức đấu tranh, bắt giữ và xử lý đối với mặt hàng cấm, hàng hoá ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, hàng giả nhãn hiệu, gian lận xuất xứ Việt Nam, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các lô hàng chuyển khẩu, chuyển cảng, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, nhất là các mặt hàng tiêu dùng, hàng tạp hóa phục vụ nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, hàng có nguy cơ thẩm lậu, quay vòng vào nội địa. Trong đó tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả các chuyên đề sau:
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch 399/KH-BCĐ389 ngày 10/10/2020 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, tiền chất.
Triển khai quyết liệt, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan (KSHQ), tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các tuyến, địa bàn, mặt hàng trọng điểm, trọng tâm vào các mặt hàng cấm, hàng có giá trị lớn, thuế suất cao... kiểm tra, giám sát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, đối tượng, phương tiện xuất nhập cảnh nhằm ngăn chặn, phát hiện, bắt giữ và xử lý kịp thời, có hiệu quả các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại (GLTM), hàng giả, hàng cấm, hàng vi phạm quyền SHTT, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các tội phạm vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực Hải quan.
Nâng cao hiệu quả về số lượng, chất lượng hoạt động điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự; tăng tỷ lệ khởi tố vụ án hình sự so với số lượng các vụ việc phát hiện, bắt giữ qua công tác KSHQ; đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án nghiêm trọng, phức tạp, có tính chất liên tỉnh, có sự móc nối trong và ngoài nước theo đúng trình tự, thủ tục và quy định của pháp luật. Chỉ đạo quyết liệt công tác đấu tranh, điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền khởi tố của lực lượng kiểm tra sau thông qua (KTSTQ).
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho quần chúng nhân dân về nguy hại của hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy qua biên giới để mọi công dân không tham gia, không tiếp tay cho hoạt động vi phạm pháp luật Hải quan.
Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác KSHQ đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong nước và mở rộng hợp tác quốc tế phục vụ tốt công tác đấu tranh, phòng, chống buôn lậu, GLTM, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của Hải quan Việt Nam.
Trong công tác kiểm tra sau thông quan, tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 7180/CT-TCHQ ngày 19/11/2019 về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác kiểm KTSTQ trong toàn quốc. Trong đó tập trung triển khai các chuyên đề theo định hướng lớn, có trọng tâm, trọng điểm; xây dựng kế hoạch định hướng để kiểm tra làm mẫu, đánh giá hiệu quả, từ đó chỉ đạo, hướng dẫn Hải quan địa phương thực hiện thống nhất trong toàn Ngành.
Hoàn thiện những chuyên đề đang triển khai như chuyên đề hạt điều, chuyên đề xuất xứ hàng xuất khẩu, chuyên đề đá xây dựng, chuyên đề thuốc tân dược. Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng để tiếp tục thực hiện KTSTQ, kết thúc các chuyên đề khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát. Hoàn thiện và ban hành Quyết định sửa đổi Quyết định 575/QĐ-KTSTQ về quy trình KTSTQ nhằm đáp ứng yêu cầu về công tác KTSTQ trong giai đoạn mới.
Đẩy mạnh cải cách và nâng cao chất lượng các hoạt động nghiệp vụ KTSTQ, không phát sinh khiếu nại, khiếu kiện và nợ thuế. Tăng cường công tác quản lý nắm bắt tình hình hoạt động KTSTQ và tổ chức Hội nghị KTSTQ toàn quốc để trao đổi kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thống nhất chỉ đạo công tác KTSTQ trong toàn Ngành theo định hướng chiến lược về công tác cải cách, hiện đại hóa lĩnh vực KTSTQ, phù hợp với chiến lược hải hải quan 2021-2030, thực hiện hải quan số, hải quan thông minh.
Tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng, kiểm tra hoạt động KTSTQ đối với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Tổ chức Hội nghị tập huấn, trao đổi nghiệp vụ KTSTQ toàn quốc và Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp ưu tiên. Triển khai có hiệu quả công tác đào tạo, tự đào tạo về nghiệp vụ KTSTQ và các lĩnh vực có liên quan, hướng đến mục tiêu xây dựng lực lượng KTSTQ kỷ cương, văn minh, chuyên nghiệp.
PV.