Thế giới đối mặt với cú sốc mới: Chưa đầy 2 tháng, một vật liệu được dùng để sản xuất mọi thứ tăng giá 300%

Đăng ngày: 03/10/2021 , 16:59 GMT+7

Do Trung Quốc cắt giảm sản lượng, giá kim loại silicon đã tăng từ 8.000-17.000 NDT lên 67.300 NDT trong chưa đầy 2 tháng. Kim loại này được sử dụng trong mọi thứ từ chip máy tính và bê tông, đến kính hay các bộ phận của ô tô và đồ gia dụng.

Một kim loại được làm từ nguyên tố chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trên Trái đất đang trở nên khan hiếm. Điều này đang gây rủi ro cho nhiều hoạt động sản xuất, từ các bộ phận của ô tô cho đến chip máy tính và tạo ra một rào cản khác cho nền kinh tế thế giới.

Tình trạng thiếu hụt kim loại silicon xảy ra khi Trung Quốc cắt giảm sản lượng. Do đó, giá của kim loại này tăng 300% trong chưa đầy 2 tháng. Đây là vấn đề mới nhất xảy ra trong một loạt sự gián đoạn, từ chuỗi cung ứng đứt gãy cho đến cuộc khủng hoảng điện, đang ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Kim loại silicon được tạo ra bằng cách nung cát và than cốc trong lò. Ở thế kỷ này, giá của kim loại silicon dao động từ 8.000 đến 17.000 NDT (1.200 - 2.600 USD)/tấn. Sau đó, các nhà sản xuất ở tỉnh Vân Nam đã được yêu cầu cắt giảm 90% sản lượng so với tháng 8 trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến 12, do nguồn thủy điện thấp và Trung Quốc nỗ lực đáp ứng mục tiêu tiết kiệm năng lượng. Theo đó, giá kim loại silicon hiện đã tăng vọt lên tới 67.300 NDT.

Vấn đề đối với kim loại silicon cũng cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn cầu đang diễn ra, tác động đến các nền kinh tế như thế nào. Trung Quốc - quốc gia sản xuất kim loại silicon lớn nhất thế giới, cắt giảm sản lượng sản xuất diễn ra khi giới chức nỗ lực giảm tiêu thụ điện năng.

Đối với nhiều ngành, ảnh hưởng từ tình trạng này là một điều không thể tránh khỏi. Hợp chất silic vốn chiếm 28% trọng lượng vỏ Trái đất, là một trong những kết cấu khối có sự đa dạng nhất thế giới. Nó được sử dụng trong mọi thứ từ chip máy tính và bê tông, đến kính hay các bộ phận của ô tô.

Kim loại silicon có thể được tinh chế thành vật liệu siêu dẫn điện, giúp chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng trong các tấm pin mặt trời. Ngoài ra, đây cũng là nguyên liệu thô cho silicon - một hợp chất chống nước và chống nhiệt được sử dụng phổ biến trong hoạt động cấy ghép y tế, tạo chất khử mùi, găng tay lò nướng và nhiều sản phẩm khác.

Giá kim loại silicon tăng vọt khi Trung Quốc giảm tiêu thụ điện.

Hậu quả của việc siết chặt nguồn cung là một điều đáng báo động đối với các nhà sản xuất ô tô. Tại đây, kim loại silicon được kết hợp với hợp kim nhôm để tạo ra khối động cơ và các bộ phận khác. Trong khi đó, các nhà sản xuất hóa chất cũng dùng kim loại này để tạo ra các sản phẩm làm từ silicon. 

Vân Nam là trung tâm sản xuất kim loại silicon lớn thứ 2 Trung Quốc, chiếm hơn 20% sản lượng cả nước. Trong khi đó, Tứ Xuyên cũng đang đối mặt với cảnh thiếu điện và chiếm 13% sản lượng kim loại. Song, địa điểm sản xuất lớn nhất là Tân Cương vẫn chưa gặp vấn đề lớn về điện.

Cùng với việc giá dầu và các kim loại như nhôm và đồng tăng cao, tình trạng thiếu hụt kim loại silicon đang tạo thêm sức ép cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nhà sản xuất, hãng vận chuyển và nhà bán lẻ đang đối mặt với áp lực lớn. Họ buộc phải chấp nhận mức giá cao, để ảnh hưởng đến lợi nhuận hoặc chuyển chi phí cho khách hàng.

Dù chấp nhận theo cách nào, thì tác động kép của tình trạng này đối với lạm phát và đà tăng trưởng càng làm căng thẳng thêm mối lo ngại về lạm phát kèm suy thoái đang bao trùm cả thế giới.

Giá kim loại silicon tăng vọt khi Trung Quốc giảm tiêu thụ điện.

Hậu quả của việc siết chặt nguồn cung là một điều đáng báo động đối với các nhà sản xuất ô tô. Tại đây, kim loại silicon được kết hợp với hợp kim nhôm để tạo ra khối động cơ và các bộ phận khác. Trong khi đó, các nhà sản xuất hóa chất cũng dùng kim loại này để tạo ra các sản phẩm làm từ silicon. 

Vân Nam là trung tâm sản xuất kim loại silicon lớn thứ 2 Trung Quốc, chiếm hơn 20% sản lượng cả nước. Trong khi đó, Tứ Xuyên cũng đang đối mặt với cảnh thiếu điện và chiếm 13% sản lượng kim loại. Song, địa điểm sản xuất lớn nhất là Tân Cương vẫn chưa gặp vấn đề lớn về điện.

Cùng với việc giá dầu và các kim loại như nhôm và đồng tăng cao, tình trạng thiếu hụt kim loại silicon đang tạo thêm sức ép cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nhà sản xuất, hãng vận chuyển và nhà bán lẻ đang đối mặt với áp lực lớn. Họ buộc phải chấp nhận mức giá cao, để ảnh hưởng đến lợi nhuận hoặc chuyển chi phí cho khách hàng.

Dù chấp nhận theo cách nào, thì tác động kép của tình trạng này đối với lạm phát và đà tăng trưởng càng làm căng thẳng thêm mối lo ngại về lạm phát kèm suy thoái đang bao trùm cả thế giới.

(Theo MOIT)

Đăng ngày: 03/10/2021 , 16:10 GMT+7

Tin liên quan