Xuất khẩu các sản phẩm CNHT ngành dệt may tháng 1/2022 tăng mạnh mở ra triển vọng khả quan trong năm 2022

Đăng ngày: 17/03/2022 , 16:29 GMT+7

Theo số liệu thống kê sơ bộ, trong tháng 01/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam ước đạt 3,63 tỷ USD, giảm 18,05% so với tháng 12/2021 và tăng 12,5% so với tháng 01/2021.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu trong tháng 01/2022 giảm mạnh so với tháng 12/2021, nhưng với những tín hiệu tích cực từ đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu cũng như nhu cầu về hàng dệt và may mặc của thị trường thế giới, triển vọng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam trong năm 2022 sẽ rất khả quan.

Ước tính xuất khẩu các sản phẩm của ngành dệt may tháng 01/2022

Nhóm hàng

Kim ngạch

(Triệu USD)

So với T12/2021 (%)

So với T01/2021 (%)

Hàng dệt, may

2.891

-20,04

8,79

Xơ sợi các loai

487

-8,75

23,68

Nguyên phụ liệu

190

-10,95

11,58

Vải kỹ thuật

64

-3,24

25,22

Tổng

3.631

-18,05

12,50

 Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ

Năm 2021, ngành dệt may vượt lên những khó khăn

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam đạt 4,43 tỷ USD, tăng 15,95% so với tháng 11/2021 và tăng 27,36% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung năm 2021, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 41,14 tỷ USD, tăng 15,29% so với năm 2020 và tăng 5,44% so với năm 2019. Như vậy, sau khi xuất khẩu chậm lại trong quý III/2021 do ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 lần 4, đặc biệt là tại các tỉnh phía Nam, xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam đã hồi phục nhẹ so với thời điểm trước dịch.

Đáng chú ý, tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam trong năm 2021 có sự khác biệt lớn so với tăng trưởng của những năm trước đây. Thay vì tăng trưởng chủ yếu nhờ vào nhóm hàng may mặc, năm 2021, tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt và may mặc có sự đóng góp của nhóm hàng dệt. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng xơ sợi dệt tăng 50% so với năm 2020 và tăng 34,36% so với năm 2019; xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật tăng 72,09% so với năm 2020 và tăng 33,26% so với năm 2019. Trong khi xuất khẩu hàng may mặc tăng 9,88% so với năm 2020 và vẫn giảm nhẹ 0,24% so với năm 2019.

Tuy nhiên, nhóm hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam vẫn đóng vai trò chủ đạotrong tăng trưởng xuất khẩu của toàn ngành dệt may. Hiện kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này chiếm 79,6% tổng trị giá xuất khẩu của ngành dệt may, giảm khá so với tỷ trọng 84,13% trong năm 2019.

Với những kết quả đã đạt được trong năm 2021 cộng với xu hướng phát triển các ngành công nghiệp của Việt Nam cho thấy ngành dệt may Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2021, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt và may mặc Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt 12,23%, thu hẹp so với tỷ trọng 12,63% năm 2020 và giảm mạnh so với tỷ trọng 14,7% trong năm 2019.

Tình hình xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam năm 2021

Nhóm hàng

Tháng 12 năm 2021

Năm 2021

Tỷ trọng xuất khẩu (%)

Trị giá (Triệu USD)

So với T11/2021 (%)

So với T12/2020 (%)

Trị giá (Triệu USD)

So với N2020 (%)

So với N2019 (%)

N2021

N2020

N2019

Tổng

4.430

15,95

27,36

41.145

15,29

5,44

100,00

100,00

100,00

DNFDI

2.537

13,97

21,08

24.256

17,81

9,14

58,95

57,69

56,95

Hàng may mặc

3.615

18,74

27,73

32.753

9,88

-0,24

79,60

83,52

84,13

Xơ, sợi dệt các loại

534

4,41

26,39

5.612

50,20

34,36

13,64

10,47

10,70

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

213

9,65

21,36

1.994

18,21

-0,98

4,85

4,73

5,16

Vải mành, vải kỹ thuật khác

66

-3,64

35,60

784

72,09

33,26

1,91

1,28

1,51

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ

Xuất khẩu năm 2022 sẽ bứt phá

Ngành dệt may Việt Nam năm 2021 đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, áp lực chi phí nguyên liệu lạm phát, giá cước vận chuyển tăng và tình trạng thiếu lao động, nhưng kim ngạch xuất khẩu cả năm vẫn tăng 15,29% so với năm 2020 - là kết quả rất khả quan, dù có sự gián đoạn kéo dài do chính sách giãn cách xã hội trong quý 3/2021.

Dự báo, xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam năm 2022 ước đạt 43 - 44 tỷ USD, tăng 5- 7% so với năm 2021. Trong năm 2022, thị trường dự kiến sẽ vẫn diễn biến phức tạp với những thách thức mới trong bối cảnh tắc nghẽn logistics, sản xuất bị gián đoạn, chi phí vận chuyển cao và tình trạng thiếu nguyên liệu. Những yếu tố này tiếp tục làm tăng chi phí đầu vào và mất cân đối giữa cung và cầu, trong khi các DN sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh về giá gay gắt để thu hút đơn hàng.

Các yếu tố tác động tích cực tới xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam như sau:

+ Theo McKinsey, năm 2022, doanh thu thời trang toàn cầu sẽ đạt 103-108% so với mức năm 2019. Tuy nhiên, doanh thu tổng thể dự kiến sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2023, với động lực tăng trưởng có thể từ Hoa Kỳ và Trung Quốc - khi châu Âu chững lại. Thời trang giá rẻ và cao cấp sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt hơn, vì sự phục hồi dự kiến sẽ không đồng đều giữa các phân khúc giá trị trong khi thị trường trung cấp siết chặt lại.

Đồng thời, tính bền vững của chuỗi giá trị tiếp tục có ý nghĩa ngày càng quan trọng đối với các thương hiệu và người tiêu dùng, không chỉ về việc sử dụng nguyên liệu tái chế (open-loop recycling) mà còn với việc tái chế hàng may mặc (tái chế khép kín - closed-loop recycling, giúp giảm thiểu chất thải).

+ Ngành sợi bông, sau khi tăng trưởng nhanh trong năm 2021, sẽ dần tìm được điểm cân bằng trong năm 2022. Giá bông đầu vào sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 2 quý tới, nhưng khả năng cao sẽ điều chỉnh vào nửa cuối năm 2022.

 + Trong điều kiện bình thường mới, hoạt động sản xuất, đi lại của người dân vẫn được duy trì và tỷ lệ tiêm phủ vắc xin mũi 3 được đẩy nhanh, sẽ hỗ trợ tích cực cho việc phục hồi sản xuất, phục hồi kinh tế, dù dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt.

+ Các nhà cung cấp khác như Indonesia, Campuchia, Myanmar, Thái Lan… đã và đang phải đối mặt với nguy cơ mất đơn hàng do nhiều nhà máy phải đóng cửa, số ca lây nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng nhanh…

+ Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, EU vẫn khả quan, do người tiêu dùng Hoa Kỳ, EU tăng nhu cầu mua sắm sau khi lệnh phong tỏa được gỡ bỏ. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, 11 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ tăng 26,87% về lượng và 25,43% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Hoa Kỳ tăng nhập khẩu từ hầu hết các nhà cung cấp chính, trong đó có Việt Nam. Đáng chú ý, nhập khẩu từ các thị trường Trung Quốc, Tây bán cầu, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan… tăng cao trên 30%, trong khi nhập khẩu từ Việt Nam và các thị trường ASEAN chỉ dao động 12 - 20%.

Thay đổi trong nhập khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ 11 tháng năm 2021

(Đơn vị tính: %)

Một số nhà cung cấp

Về trị giá

Về khối lượng

Về đơn giá

Tỷ trọng nhập khẩu 11T/2021

Tỷ trọng nhập khẩu 11T/2020

Thế giới

25,43

26,87

-1,14

100,00

100,00

Trung Quốc

27,29

30,75

-2,65

37,84

36,71

_ASEAN

13,14

14,70

-1,36

25,16

27,83

Việt Nam

12,73

15,34

-2,26

14,97

16,46

_W HEMI

38,34

32,47

4,43

14,32

13,72

_CAFTA-DR

41,72

33,53

6,14

9,39

8,92

Bangladesh

30,68

34,37

-2,75

8,64

8,16

Ấn Độ

35,47

39,91

-3,17

4,33

3,92

Campuchia

19,86

11,79

7,21

4,29

4,87

Indonesia

14,11

17,89

-3,21

3,77

4,06

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ

Bên cạnh những yếu tố hỗ trợ thì ngành dệt may Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn đó là các vấn đề về thiếu nhân công lao động có thể ảnh hưởng đến thời gian giao hàng, chi phí logicstic cao …

Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức, nhưng với sự quyết tâm cao từ Chính phủ, DN và người lao động cùng với tốc độ tiêm vắc xin được đẩy nhanh, tình hình dịch bệnh được kiểm soát và thực hiện tốt các biện pháp chống dịch đi đôi với phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN sẽ sớm ổn định trở lại, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ hồi phục trong những tháng đầu năm 2022.

(Nguồn: Phòng TTCN – VITIC)

Đăng ngày: 17/03/2022 , 16:03 GMT+7

Tin liên quan